THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ, CHĂN NUÔI DÊ THƯỜNG DÙNG

Chăn nuôi bò thịt, bò sữa, dê sữa, dê thịt vỗ béo thường dùng những thức ăn sau đây:

Nhóm 1- Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh kể cả một số loại cây mọng nước ... Đặc điểm chính của thức ăn thô xanh cây mọng nước, dễ tiêu hoá có tính ngon miệng nên gia súc thường thích ăn hơn. Trong thức ăn thô xanh thành phần dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối, chứa nhiều vitamin và đạm có chất lượng cao

Cỏ tự nhiên và cỏ trồng

Cỏ mọc hoang ngoài cánh đồng, bờ bãi trệ đê, đường những khu hoang hoá hoặc trong các vườn cây. Cỏ tự nhiên được dùng chăn thả gia súc và cũng có thể thu gom mang về cho ăn tại chuồng. Thành phần chất dinh dưỡng của cỏ tụ nhiên có biến động lớn phụ thuộc chính vào mùa vụ và đa dạng loại cỏ trong thảm thự vật. Thành phần dinh dưỡng của cỏ tự nhiên cũng phụ thuộc vào thời điểm thu cắt hoặc chăn thả, ngoài ra còn phụ thuộc vào thổ nhưỡng của khu vực cỏ mọc. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần phải lưu ý về độc tố có thể bị nhiễm như thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vât. Để tránh được cỏ tự nhiên nên được rửa sạch hông giáo nước trước khi cho ăn.

Trong chăn nuôi gia súc quy mô trang trại thức ăn thô xanh chính dựa vào nguồn cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghine, cỏ xả. Việc trồng cỏ rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung các chất thô xanh ổn định và đầy đủ cho đàn gia súc. Lượng ăn cỏ của một con bò rất lớn tối thiểu 10% trọng lượng cơ thể, ở mức ăn này tính diện tích đất trồng cỏ 200-250 mmột con bò chưa tính có thêm bê con.

Nguồn thức ăn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp 

Ngọn mía,

Cây ngô sau khi thu hoạch bắp,

Vỏ và ngọn dứa,

Bã mía,

Chấu 

Rơm 

Ngọn mía và vỏ dứa, ngọn rứa sau khi thu hoạch có một trữ lượng rất lớn, sản phẩm này chủ yếu ở khu vực trồng mía cho nhà máy đường. Năng suất bình quân 40 đến 50 tấn/ha. Ngọn mía thải ra chiếm khoảng 2%, mức tương đương 8-10 tấn ngọn lá. Ngọn dứa, vỏ dứa cũng có trữ lượng rất lớn. Để tận dụng, sử dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho bò, dê hiệu quả  như vỏ dứa ngọn mía cần kết hợp với những thức ăn khác không nên sử dụng chỉ một mình ngọn mía hay vỏ dứa. Trong ngọn mía giàu chất cung cấp năng lượng như đường và chất sơ nhưng nghèo chất đạm. Vỏ dứa cũng vậy rất giàu chất đường nhưng hạn chế và sơ và đạm. 

Cây ngô có thể ngô sinh khối hay cây ngô tươi sau khi thu hoạch bắp non là sản phẩm ngon ngọt cho gia súc nhai lại. Cây ngô giàu năng lượng, đạm và hàm lượng béo nó phù hợp cho ăn trực tiếp hay có thể bảo quản qua ủ chua.

Bã mía 

Bã mía cũng có trữ lượng rất lớn, lớn nhất cũng ở các nhà máy đường. Nhưng bã mía cũng có thể gom khắp các làng quê từ các của hàng bán nước mía, chúng có thể là nguồn cung cấp chất sơ và đường lớn còn lại cho gia súc nhai lại.

Rơm và chấu

Rơm cũng như các nguồn tận dụng khác có trữ lượng vô cùng lớn và được tìm thấy ở tất cả các vùng quê. Rơm được cho gia súc ăn tươi hoặc khô, rơm có khả năng cung cấp vật chất khô cho gia súc nhất khi vào mùa đông. Rơm nghèo về chất dinh dưỡng như đạm và các loại khoáng, rơm thể ủ cùng Ure để tăng lượng Nitơ cho gia súc nhai lại xem bài "cách ủ thức ăn rơm, cỏ, cây Ngô"

Thức ăn ngon ngọt 

Nhóm thức ăn mọng nước từ quả, củ, rễ như cà rốt, khoai tây, khoai lang, khoai mỳ (sắn) củ cải, quả bí, bầu... là loại thức ăn mọng nước, ngon ngọt. Thức ăn ngon ngọt giàu vitamin, tinh bột, đường nhưng hạn chế về đạm. Thức ăn này nên được kết hợp với các thức ăn khác tăng khả năng thèm ăn cho gia súc. 

Phụ phẩm chế biến thực phẩm

Bã bia

Bã đậu lành

Bã sắn

Các loại khô dầu

Cám gạo, cám mỳ

Bã bia được thải ra của ngành sản xuất bia, Bã bia rất giàu đạm hàm lượng khoáng và vitamin chi tiết bạn đọc bài " Ngũ cốc nấu bia là gì, ưu nhược điểm của việc sử dụng làm thức ăn gia súc"

Bã sắn rất giàu chất sơ, tinh bột còn khoảng 3%. Khi dùng bã sẵn cần lưu ý do bã sắn chưa axit Hcn nếu cho ăn thẳng cần cho ăn số lượng vừa phải. Bã sắn vod lượng đạm rất thấp nên cần kết hợp cùng thức ăn khác

Cám gạo cám mỳ

Cám gạo và cám mỳ là phụ phẩm loại ra sau khi xay sát gạo và mỳ. Cám gạo cám mỳ là thức ăn cung cấp lượng đạm, vitamin cho gia súc, gia cầm. Có thể cho động vật ăn tươi trực tiếp, cám gạo, cám mỳ có nhược điểm khó bảo quản. Khi bảo quản dễ bị đóng bánh, gây đắng làm giảm tính thèm ăn của vật nuôi.

Nhóm 2 - Thức ăn tinh

Thức ăn tinh chính là các loại ngũ cốc, củ sấy khô như khoai, sắn. Thức ăn tinh là một thành phần không thể thiếu trong chăn nuôi động vật, cung cấp lượng tinh bột, đạm, vitamin. Thức ăn tinh cho gia súc nhai lại ăn cần những lưu ý sau:

Chỉ cho ăn lượng vừa phải, phù hợp với từng đối tượng

Thức ăn tinh chi làm 2 lần cho ăn trong một ngày trưa và tối sau khi cho ăn thức ăn thô xanh, khô

Nhóm 3 - Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung gồm những loại khô dầu như khô đầu lạc, đậu, cải, bông... là nguồn cung cấp đạm cao cho động vật

Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại khoáng vi lượng, bột xương, vitamin 

Nếu không chủ động được nguồn thức ăn tinh và thức ăn bổ sung để phát huy được hiệu quả trong chăn nuôi cần phải dùng cám chuyên dụng cho bò do các công ty sản xuất.

Thức ăn chăn nuôi bò, chăn nuôi dê trang trại

Ở Tân Phương Đông chúng tôi thấu hiểu được những chăn điều chăn trở của nhà chăn nuôi, chúng tôi cung cấp giải pháp tổng thể trong một số sản phẩm dùng cho gia súc nhai lại nhằm tối ưu hóa những lợi ích mà chủ các trang trại cần.

Một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích: An toàn đường tiêu hóa, tăng trọng nhanh, thịt bò nạc cao, da mỏng, giảm được giá thành sản xuất. 

Thức ăn bò sữa: tăng sản lượng sữa khai thác, tăng độ béo trong sữa,..

Minh Trọng

Thức ăn hỗn hợp chuyên cho gia súc nhai lại

Thức ăn chăn nuôi bò thịt, bò sữa, bò sinh sản

Thức ăn chăn nuôi dê thịt, dê sữa, dê sinh sản

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bò vỗ béo

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi dê

Tải tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê