QUI TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG BÒ VỖ BÉO

Tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi bò vỗ béo

Chăn nuôi bò vỗ béo khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm khác (bỗng rượu, cám...). Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn, cung cấp thức ăn, nước uống tại chuồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng thức ăn tinh hợp lý kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò, thậm chí còn đủ lượng cho bò tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt.

Nhu cầu dinh dưỡng của bò cần trong các giai đoạn vỗ béo được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo

Loại bò

Khối lượng (kg)

Chất khô % của khối lượng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ)

Protein thô (% trong khẩu phần)

Tăng trọng (kg)

Đang lớn

 

 

 

150

2,6

2.866

15,0

1,0

200

2,7

2.746

13,0

1,0

250

2,9

2.746

12,0

1,3

300

2,8

2.627

11,5

1,3

Đực tơ

 

 

350

2,9

2.579

11,2

1,4

400

2,8

2.579

11,0

1,4

500

2,6

2.476

11,0

1,4

Cái tơ

 

250

3,0

2.627

12,0

1,2

300

2,9

2.627

11,5

1,2

Căn cứ vào bảng nhu cầu dinh dưỡng của bò, đồng thời qua việc thảo luận trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với người dân tộc Mông, chúng tôi xây dựng nên bảng quy chuẩn khẩu phần ăn dùng để vỗ béo bò.

Các công thức khẩu phần ăn cho bò vỗ béo theo vụ tại Cao Bằng

Vụ

Loại bò vỗ béo

Thức ăn tinh (kg/ngày)

Thức ăn xanh (kg/ngày)

Các loại thức ăn

Tuổi bò

Khối lượng bò (kg/con)

15 ngày đầu

Trên 60 ngày

15 ngày đầu

Trên 60 ngày

Đông Xuân (tháng 10 năm trước - tháng 3 năm sau)

< 3 tuổi

< 300

1,2

> 3,5

> 25

> 30

Đậu nho nhe, cỏ voi, thân lạc, bẹ ngô, thân chuối..

3 - 6 tuổi

300 - 400

1,4

> 3

30 - 40

> 40

> 6 tuổi

> 400

1,5

> 3,5

> 40

> 40

Các vụ khác trong năm (tháng 4 - 10)

< 3 tuổi

< 300

1

> 2

> 25

> 30

Cỏ voi, ngọn lá ngô, dây khoai, thân lá lạc…

3 - 6 tuổi

300 - 400

1,1

> 2,5

> 35

> 35

> 6 tuổi

> 400

1,2

> 2

> 40

> 40

Nguồn: Được chuẩn hóa giữa kinh nghiệm của người dân tộc Mông & Nhóm Malica 8/2008.

Nguyên tắc sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần vỗ béo bò:

Sử dụng thức ăn tinh - Thức ăn chăn nuôi cho bò

+ Thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bỗng rượu) của người dân tộc Mông sử dụng trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tuy chưa phù hợp với công thức một số khẩu phần ăn vỗ béo bò theo như đề xuất của Viện chăn nuôi, nhưng lại có ưu điểm là rất sẵn có, rẻ tiền và phù hợp với kinh nghiệm chăn nuôi bản địa của người dân địa phương. Hơn nữa, ngô cũng là loại thức ăn tinh giàu năng lượng, giàu gluxit nên có giúp cho bò tăng trưởng nhanh chóng, huy động khả năng cho thịt cao. Chất lượng thịt bò cũng được đánh giá mềm hơn, có vị ngọt đậm hơn, ngon hơn.

+ Trong 15 ngày đầu khi đưa bò vào vỗ béo, cần cho ăn cơm rượu ngô hoặc bỗng rượu trộn với cỏ cắt nhỏ (5 - 7cm) với lượng từ 0,5 - 1 kg/con/ngày để kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hoạt động cho hệ vi sinh vật lên men trong dạ cỏ. Trong 15 ngày có sử dụng thức ăn tinh nhưng ở mức thấp 1 kg/con/ngày để bò thích nghi dần với chế độ nuôi vỗ béo. Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.

+ Trong thời gian 45 ngày sau, tăng khối lượng thức ăn tinh lên mức 1,5 - 2 kg/con/ngày tùy thể trạng bò. Vẫn kết hợp cùng với bỗng rượu (nếu có). Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.

+ Khoảng 15 - 30 ngày trước khi xuất bán, tăng nhẹ lượng thức ăn tinh cho bò, lượng thêm 0,5 - 1 kg/con/ngày so với thời gian trước đó, huy động tối đa khả năng tăng trọng của bò.

Lưu ý:

Riêng vụ đông cần tăng thêm lượng thức ăn tinh lên 1 - 1,5 kg/con/ngày so với mức trung bình hàng ngày, vì bò còn huy động năng lượng để chống rét.

Sử dụng thức ăn thô xanh

+ Thức ăn thô xanh là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với bò vỗ béo. Mặc dù khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bò vỗ béo của thức ăn thô xanh không cao. Nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò chất choán trong dạ dày, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng hơi dạ cỏ do sử dụng quá nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo.

+ Trong cả quá trình vỗ béo, lượng thức ăn thô xanh luôn phải đầy đủ, và có chất lượng tốt nhất. Cung cấp thức ăn thô xanh đã băm ngay tại máng ăn và cho bò ăn tự do cả ngày.

+ Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi, khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh, giảm trướng hơi dạ cỏ và ngộ độc.

+ Đối với phụ phẩm: thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ.

+ Không cho ăn quá nhiều cây họ đậu: dây lạc, đỗ nho nhe trong một bữa, tối đa trong một bữa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phẩn (< 10 kg/bữa).

Nước uống

+ Nước uống 100% là nước sạch từ các mỏ nước ngầm và nguồn nước mưa (nguồn nước được người Mông sử dụng để ăn uống).

+ Mùa đông, nước được đun sôi rồi để nhiệt độ giảm xuống 30 - 350C mới cho bò uống.

Lưu ý:

Nước uống có pha thêm ít muối để tăng chất điện giải, tăng sức đề kháng, kích thích tính thèm ăn, ngon miệng của bò. (3 - 5 thìa cà phê cho 10 lít nước).

Chăm sóc bò vào vụ đông

Vụ đông ở miền núi rất khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nguồn thức ăn và nước uống đều khan hiếm. Tất cả các yếu tố đều bất lợi cho chăn nuôi bò vỗ béo. Do vậy cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Gia cố, sửa chữa lại chuồng nuôi chắc chắn. Che kín bằng bạt, tải, bịt các lỗ gió lùa.

- Có thể sưởi ấm cho bò bằng cách đốt trấu hoặc củi bên cạnh chuồng dưới dạng đống ủ. Chú ý cẩn thận khi đốt lửa, đề phòng hỏa hoạn có thể xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế.

-Làm áo khoác giữ ấm cho bò bằng các loại bao tải (tốt nhất là bao tải gai), các loại vải rách không dùng đến…

- Giữ khô nền chuồng, chú ‎ý vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và xử lý tốt các chất thải chăn nuôi.

- Những ngày rét đậm (<150 C) cho gia súc nghỉ làm việc.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, đề phòng dịch bệnh xảy ra có biện pháp xử lý.

Phòng bệnh cho bò

- Trong thời gian địa phương có dịch hoặc trong đợt tiêm phòng dịch định kỳ của tỉnh, cần chủ động tiêm phòng dịch cho bò. Tránh tiêm phòng cho bò trong giai đoạn cuối (15 - 30 ngày trước khi bán) sẽ gây stress cho bò làm giảm khả năng tăng trọng của bò, và không đảm bảo chất lượng thịt.

- Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng cho bò và các loại gia súc khác đảm bảo không lây lan dịch bệnh và bùng phát dịch.

nguồn ST

 

 

 

Thức ăn chăn nuôi bò