BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở LỢN PHẦN 1

Phòng và trị bệnh ký sinh trùng ở lợn
I. BỆNH GIUN ĐŨA LỢN
1. Tìm hiểu đặc điểm của bệnh 
1.1. Đặc điểm 

Bệnh giun đũa lợn là một bệnh rất phổ biến ở lợn con. Bệnh này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chuồng trại: nền chuồng không phẳng, nhiều lổ hang, nhiều kẹt hóc, đọng nước ... là yếu tố thuận lợi để bệnh xảy ra 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh 

Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun đực dài 12 – 15cm, giun cái dài 30 – 35cm; giun đực đuôi cong về phía bụng, giun cái đuôi thẳng. 

Hình 1.2.Giun đũa lợn 

Vòng đời: Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài lột xác thành trứng có sức gây nhiễm. Lợn nuốt phải trứng này thì ấu trùng qua khí quản đến hầu, rồi được nuốt xuống ruột và phát triển thành giun trưởng thành. 

 

Hình 1.2. Vòng đời giun đũa lợn 

(1: trứng, 2: trứng cảm nhiễm, 3: dạ dày, 4: gan, 5: phổi,6: dạ dày, ruột) 

2. Xác định triệu chứng lâm sàng 

Lợn con 3 – 6 tháng tuổi có triệu chứng rõ: gầy còm, chậm lớn, khi ấu trùng di hành gây viêm phổi, rối loạn tiêu hoá; khi nhiều giun gây tắc ruột, đau bụng. Ở lợn lớn thì triệu chứng không rõ. 

3. Chẩn đoán bệnh 

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng 

4. Đề ra biện pháp đối phó khi có bệnh 

4.1. Xử lý lợn bệnh 

- Levamisol: sử dụng liều 6 – 8mg/kg P, tiêm bắp cho lợn con nhỏ hơn 30 kg. 

Lợn lớn hơn 30 kg tiêm liều 5-6 mg/kg
- Tetramisol: tiêm dưới da 5 –7,5mg/kg P, hoặc cho uống 50mg/kgP,. - Ivermectin: liều 0,3 mg/kg P tiêm bắp.
4.2. Xử lý môi trường chăn nuôi lợn
Cải tạo bề mặt nền chuồng. Rau dùng cho lợn cần được rửa sạch
5. Phòng bệnh 

Định kỳ tẩy giun đũa cho lợn 2 –3 tháng/lần, ủ phân diệt trứng giun, vệ sinh thức ăn nước uống 

II. BỆNH GIUN TÓC LỢN
1. Tìm hiểu đặc điểm của bệnh 
1.1. Đặc điểm 

Bệnh giun tóc lợn là một bệnh rất phổ biến ở lợn con. Bệnh này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chuồng trại: nền chuồng không phẳng, nhiều lỗ hang, nhiều kẹt hóc, đọng nước ... là yếu tố thuận lợi để bệnh xảy ra 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh do giun tóc gây ra. Giun tóc ký sinh ở ruột già và manh tràng lợn, giun đực dài 20 - 55mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại. Giun cái dài 39 - 53mm, đuôi thẳng. Trứng giun tóc hình hạt chanh có màu vàng nhạt. 

Hình 1.2. (1) giun tóc trưởng thành, (2) trứng giun tóc 

Giun cái đẻ trứng trong ruột già của lợn, trứng theo phân ra ngoài phát triển thành trứng có sức gây nhiễm, lợn ăn thức hoặc uống phải vào đường tiêu hoá, ấu trùng trực tiếp chui sâu vào niêm mạc ruột già rồi phát triển thành giun trưởng thành. 

2. Xác định triệu chứng lâm sàng 

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn. Ở lợn nhiễm nhẹ thì triệu chứng không rõ: thường chỉ thấy rối loạn tiêu hóa; khi nhiễm nặng thì con vật gầy, thiếu máu, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột, có khi con vật bị kiết lỵ. 

3. Chẩn đoán bệnh 

Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun, ngoài ra có thể tìm giun ở ruột già (manh tràng). 

4. Đề ra biện pháp đối phó khi có bệnh 

4.1. Xử lý lợn bệnh 

- Levamisol 1ml/8kgP tiêm dưới da.
- Bivermectin 1ml/8kgP tiêm dưới da. - Ivermectin 6 - 8mg/kgP tiêm dưới da 

 

4.2. Xử lý môi trường nuôi lợn 

Cải tạo bề mặt nền chuồng. Rau dùng cho lợn cần được rửa sạch 

5. Phòng bệnh 

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ chuồng khô ráo. - Ủ phân sinh vật nhiệt.
- Định kỳ tẩy uế chuồng trại.
- Định kỳ tẩy giun 2 - 3 lần/năm. 

III. BỆNH GIUN KẾT HẠT Ở LỢN

1. Tìm hiểu đặc điểm của bệnh
1.1. Đặc điểm 

Bệnh giun kết hạt lợn là một bệnh rất phổ biến ở lợn con. Bệnh này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chuồng trại: nền chuồng không phẳng, nhiều lỗ hang, nhiều kẹt hóc, đọng nước ... là yếu tố thuận lợi để bệnh xảy ra 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh do giun kết hạt lợn gây ra, giun trưởng thành ký sinh ở ruột già và manh tràng của lợn. Giun đực dài 8 - 9mm, giun cái dài 8 - 11,3mm. 

Hình 1.2. giun kết hạt và trứng ở lợn 

2. Xác định triệu chứng lâm sàng 

Thường qua hai giai đoạn: 

- Giai đoạn ấu trùng chui vào niêm mạc gây ra triệu chứng: Tiêu chảy, phân có chất nhầy, đôi khi có máu tươi, có một số con thân nhiệt tăng cao, bỏ ăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy kéo dài làm lợn gầy còm và chết. 

- Giai đoạn do giun trưởng thành: Thường biểu hiện không rõ, có thời kỳ bị kiết lỵ, lợn chậm lớn gầy còm. 

 

3. Chẩn đoán bệnh 

Dựa vào triệu chứng bệnh 

4. Đề ra biện pháp đối phó khi có bệnh 

4.1. Xử lý lợn bệnh 

- Tetramisol liều 12mg/kgP, trộn vào thức ăn. - Levamisol liều 1ml/8kgP, tiêm dưới da.
- Ivermectin liều 0,1 - 0,3 mg/kgP, tiêm bắp
- Fenbendazole liều 4 mg/kgP cho uống 

4.2. Xử lý môi trường chăn nuôi lợn 

Cải tạo bề mặt nền chuồng. Rau dùng cho lợn cần được rửa sạch 

5. Phòng bệnh 

- Vệ sinh chuồng trại thật tốt, đảm bảo chuồng khô ráo. - Ủ phân sinh vật nhiệt.
- Định kỳ tẩy uế chuồng trại.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. 

- Định kỳ tẩy giun 2 tháng/lần. 

IV. BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN 

1. Tìm hiểu đặc điểm của bệnh 

1.1. Đặc điểm 

Là một bệnh còn khá phổ biến ở những vùng có tập quán cho lợn ăn rau xanh, nhất là các loại rau mọc dưới nước 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh 

- Căn bệnh: Bệnh do sán lá ruột gây nên.
- Ký chủ: Lợn, đôi khi thấy ở người và chó, mèo. - Ký chủ trung gian: Là ốc nước ngọt (Planorbis) 

Sán lá ruột có hình lá, màu đỏ hồng (còn gọi là sán lá tai hồng, sán bã trầu). Kích thước dài 20 - 70mm, rộng 8 - 20mm, có hai giác bám, thực quản ngắn, hầu nhỏ. 

 

Hình 1.2. Sán lá ruột lợn 

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của lợn, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài phát triển thành mao ấu. Mao ấu thoát khỏi vỏ trứng và bơi trong nước. Nếu gặp ký chủ trung gian (ốc) thì chui vào, rụng đuôi và phát triển thành bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu. Vĩ ấu ra khỏi ốc, bơi tự do trong nước rồi bám vào cây cỏ thủy sinh, lợn ăn phải vĩ ấu khi vào đến ruột thì phát triển thành sán trưởng thành. 

>>>>  đọc tiếp phần 2

nguồn ST